Bí kíp mua hàng trên Amazon: phát hiện những đánh giá giả mạo tâng bốc sản phẩm

Mặc dù là sàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới nhưng Amazon vẫn tồn tại những tiêu cực nhất định trong hệ thống quản lý của mình. Cụ thể, xen lẫn vào những đánh giá sản phẩm công tâm và thực tế thì cũng bao gồm rất nhiều đánh giá ảo để đẩy mức giá trị của sản phẩm.      

Khi nhu cầu mua hàng trên Amazon càng nhiều thì những người buôn bán trên sàn thương mại điện tử này càng tìm ra nhiều cách để bán được hàng hơn, một trong những cách hữu hiệu là tạo ra đánh giá ảo để thuyết phục người mua.      

Amazon là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới với hàng trăm triệu món hàng được bán tại đây. Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm và mua những món hàng cho dù là độc đáo nhất từ khắp nơi trên thế giới, nơi này nhiều giống như là rừng rậm Amazon.    

CEO Jeff Bezon của Amazon
CEO Jeff Bezos của Amazon

Khi khách hàng mua hàng tại đây, họ sẽ dành ra rất nhiều thời gian đọc những đánh giá về sản phẩm trước khi ra quyết định có nên mua sản phẩm đó hay không, chính điều này đã tạo ra những điều tiêu cực và nó xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu như sản phẩm tốt thì không sao, còn nếu sản phẩm không tốt hoặc kém chất lượng nhưng đánh giá lại trái ngược chắc chắn khiến nhiều người không còn tin tưởng vào Amazon và mất nhiều thời gian để tìm mua hơn.     

Là một người từng bán hàng trên Amazon, mình viết bài tổng hợp này giúp cho mọi người có thể phần nào kiểm tra được những mặt tiêu cực này trước khi xuống “lúa”. Dưới đây là những cách giúp kiểm tra mức trung thực của sản phẩm trên Amazon.

Những trang web lọc đánh giá sản phẩm

Fakespot

Giao diện trang Fakespot
Giao diện trang Fakespot

Fakespot cung cấp một phương pháp lọc review sản phẩm hoàn toàn mới, cho phép bạn tìm kiếm và theo dõi những đánh giá khách quan, chính xác nhất. Trang web này sử dụng công nghệ độc quyền của mình để phân tích hàng triệu bình luận tích cực về sản phẩm, tìm những dấu hiệu bất thường và loại bỏ các đánh giá “tích cực thái quá”.

Tất cả những gì bạn cần làm là copy link URL của sản phẩm mà bạn đang tham khảo vào Fakespot. Trang web này sẽ lập tức quét cũng như phân tích thông tin từ cả phần review lẫn những người đã viết review đó và đưa ra kết quả cuối cùng theo thang điểm A – F: A đồng nghĩa với 90 – 100% review tốt cho sản phẩm đều có độ chính xác cao, còn F thì mức độ giảm xuống chỉ còn 44% hoặc thấp hơn. Bên cạnh đó, Fakespot cũng sẽ cung cấp điểm số trung bình từ toàn bộ các bình luận đánh giá về sản phẩm mà bạn định mua.

Hãy cùng dùng thử Fakespot với một đôi Addidas NMD

Fakespot đánh giá Addidas NMD
Fakespot đánh giá Addidas NMD

Là một trong những sản phẩm rất chất lượng đến từ Addidas, mức đánh giá 80% những review chất lượng cho thấy mọi người đã thực sự dùng và trải nghiệm sản phẩm này trước khi đưa ra những đánh giá thực tế.

ReviewMeta

Giao diện trang ReviewMeta
Giao diện trang ReviewMeta

Cơ chế hoạt động của ReviewMeta cũng tương đối giống với Fakespot: Bạn chỉ cần nhập địa chỉ URL của sản phẩm trên Amazon và trang web này sẽ lập tức phân tích cũng như nhận dạng những bất thường trong cấu trúc, văn phong của phần review. Điểm khác biệt nằm ở chỗ thay vì đánh giá dựa trên tham điểm A – F, ReviewMeta lại sử dụng 3 tiêu chí: “đáng tin cậy”, “đáng báo động” và “giả mạo”. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng kết quả “giả mạo” không ám chỉ đến chất lượng của sản phẩm. Đó chỉ là đánh giá của thuật toán sau khi phát hiện ra những điểm bất thường từ những bài review quá tích cực và có phần phi thực tế.

Ngoài ra, ReviewMeta cũng cung cấp thêm những thông tin bên lề như những reviewer nào không mua hàng mà chỉ viết nhận xét để quảng cáo cho sản phẩm hay mối tương quan giữa độ dài của bài đánh giá với chất lượng thực tế của sản phẩm. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn và giúp bạn xác định review nào mới thực sự đáng tin cậy.

Để ý ngôn ngữ và cách dùng từ

Chú ý ngôn ngữa và cách dùng từ
Chú ý ngôn ngữa và cách dùng từ

Những bình luận và đánh giá ảo thường có xu hướng rất “văn vẻ” để tâng bốc tối đa sản phẩm. Những đánh giá này được viết rất chau chuốt trong câu từ và cả viết hoa lẫn viết thường. Bạn nên nhớ rằng cho dù có thích và yêu sản phẩm đến đâu thì một người dùng bình thường cũng đa số không viết đánh giá như chuyên gia đâu.

Kiểm tra trang web của bên bán

Khi một bên bán quyết định đem sản phẩm của họ lên Amazon và họ thực sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm thì việc có một trang web là gần như bắt buộc trong thời đại thương mại điện tử đang bùng nổ. Hãy kiểm tra trang web của họ xem trang web đó có đầu tư hay không hoặc chỉ là một trang web lập nên cho có. Đây cũng là một yếu tố cần phải cân nhắc.

Đó là những biện pháp mà mình thường hay sử dụng khi muốn mua hàng online trên các sản thương mại điện tử không chỉ Amazon mà còn tất cả các sàn. Nếu bạn có cách kiểm tra nào hay hơn thì hãy chia sẻ bên dưới để giúp mọi người và mình có thể tránh được việt “tiền mất tật mang”.

Theo DigitalTrends

Chủ đề tương tự:


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *