Viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không?

Viêm khớp cổ tay là gì?

Viêm khớp cổ tay là hiện tượng xảy ra khi bề mặt phần sụn ở giữa phần khớp cổ tay bị mòn đi theo thời gian hoặc bị chấn động làm tổn thương, làm lộ phần xương cổ tay. Khi giữa các khớp xương cổ tay không có sự tồn tại của phần sụn đệm, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức do các xương chạm và ma sát vào nhau hay chèn ép trực tiếp lên dây chằng.

Dấu hiệu viêm khớp cổ tay

Chứng viêm khớp cổ tay thường có những biểu hiện phổ biến sau:

  • Cứng khớp
  • Mất sức và yếu khớp
  • Sưng tấy
  • Hạn chế phạm vi chuyển động của khớp
  • Phát ra âm thanh lạ khi cử động

Bên cạnh đó, có 4 loại bệnh viêm khớp có khả năng ảnh hưởng xấu đến khớp cổ tay là:

  • Viêm xương khớp: dạng viêm do lớp sụn tự nhiên bị bào mòn theo thời gian
  • Viêm khớp vẩy nến: là chứng bệnh viêm da và khớp
  • Viêm khớp dạng thấp: là một chứng bệnh rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tự tấn công vào các mô của cơ thể
  • Viêm khớp sau khi có chấn thương: xảy ra sau khi có tác động mạnh khiến cổ tay bị chấn thương, gây viêm

Những người mắc viêm khớp dạng thấp sẽ rất có khả năng bị viêm khớp cổ tay. Khi bệnh trở nặng, tình trạng viêm khớp sẽ khiến bạn khó gập được cổ tay, cản trở cử động, gây hạn chế việc sinh hoạt và lao động mỗi ngày.

Nguyên nhân viêm khớp cổ tay

Bệnh viêm khớp thường xảy ra khi cơ thể già đi. Ở độ tuổi trung niên, các cơ quan trong cơ thể dần bị lão hóa. Sụn khớp cũng không ngoại lệ. Khi sụn và khớp bị lão hóa, tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến sụn bị hao mòn. Từ đó, chúng gây ra hiện tượng sưng khớp cổ tay.

Ngoài ra, còn có những lý do phổ biến khác khiến bạn có nguy cơ mắc phải chứng viêm khớp cổ tay:

  • Các chấn thương: va chạm mạnh do ngoại lực như tai nạn giao thông, tai nạn lao động… sẽ tác động và khiến cho khớp cổ tay chịu áp lực lớn. Từ đó dẫn đến viêm khớp, trật khớp, làm cho lực cổ tay bị sưng.
  • Mất ổn định cổ tay: xảy ra sau các chấn thương dây chằng nhỏ và xương ở vị trí cổ tay. Khi xảy ra tổn thương tại các cấu trúc này, vận động bình thường sẽ bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng mài mòn sụn ở cổ tay.
  • Hội chứng ống cổ tay: thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi 40 trở đi. Ở giai đoạn này, cổ tay và bàn tay thường gặp phải những rối loạn tiết dịch ở xung quanh dây thần kinh cổ tay. Tình trạng này khiến tay bị đau nhức, viêm, sưng, tê cứng…
  • Di truyền: khi người thân trong gia đình có tiền sử về bệnh xương khớp thì bạn cũng có nguy cơ mắc triệu chứng này nhiều hơn những đối tượng khác.
  • Viêm khớp dạng thấp: một dạng bệnh hệ thống, tức là bệnh có thể ảnh hưởng đến xương khớp ở toàn bộ cơ thể. Khi đạt đến mức độ viêm nghiêm trọng ở khớp, bệnh có thể phá hủy cả xương và sụn bình thường.

Điều trị viêm khớp cổ tay hiệu quả

Một số biện pháp đơn giản thực hiện được tại nhà có thể giúp bạn hạn chế những nỗi đau từ viêm khớp ở cổ tay. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên kết hợp điều trị tại nhà cùng với các phương pháp điều trị y tế theo chỉ định.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn cũng có thể thực hiện những biện pháp đơn giản sau để giảm các triệu chứng đau và sưng tấy, tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Nhiều người bệnh sau khi điều chỉnh các thói lối sống sinh hoạt hàng ngày đã giảm bớt đáng kể những triệu chứng của bệnh viêm khớp ở cổ tay. Cần tránh thực hiện một số hoạt động quá sức như nâng hay mang vác đồ nặng để tình trạng viêm không trở nặng hơn.
  • Nẹp cổ tay: Hỗ trợ từ nẹp sẽ giúp xương khớp được cố định ở đúng vị trí. Dụng cụ nẹp sẽ hỗ trợ nhẹ nhàng cho việc cử động cổ tay.
  • Chườm nóng: Đây là phương pháp dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả tức thì, giúp giảm đau và sưng

Các biện pháp trên chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất khi bạn kiên trì thực hiện chúng liên tục, từ ngày này sang ngày khác cho đến khi giảm được các triệu chứng khó chịu.


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *