Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm là cách điều trị bạn cần biết

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng thường gặp khi ăn phải các thực phẩm không sạch sẽ. Vậy cụ thể bạn có thể nhận biết dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thông qua những biểu hiện nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây để có được câu trả lời đầy đủ nhất cho thắc mắc này bạn nhé! 

1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thì bạn nên biết rõ hơn về tình trạng này là gì. Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc cách gọi nhân gian là trúng thực là tình trạng xảy ra khi bạn ăn phải những loại thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, bị virus xâm nhập gây bệnh hoặc trong thực phẩm có chứa các loại độc tố mạnh gây nên. Thông thường ngộ độc thực phẩm sẽ xảy ra khi chúng ta ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp bị trúng thực nhẹ và người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị y tế. Nhưng cũng sẽ có vài ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội hơn nên cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi bởi các bác sĩ. 

Ngộ độc thực phẩm được chia thành 2 dạng chính là dạng ngộ độc cấp tính và mãn tính. Dạng cấp tính có các dấu hiệu:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đi ngoài nhiều lần…

Ngộ độc mãn tính không có biểu hiện ngay sau khi ăn cũng không có dấu hiệu ngộ độc rõ ràng. Các chất độc tích tụ và sẽ ngấm vào nội tạng, nếu để quá lâu sẽ làm tăng khả năng gây ung thư sau này. 

2. Khám phá những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm 

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cụ thể tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên. Có rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng này và bạn có thể tham khảo cụ thể như sau: 

  • Do vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố từ vi sinh vật tiết ra: thì người bệnh sẽ chỉ có dấu hiệu ở đường tiêu hoá như là bị đau bụng, nôn và tiêu chảy. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như mất nước, khô môi, sốt, vã mồ hôi. 
  • Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất thì người bệnh sẽ có những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phức tạp hơn, không chỉ ở đường tiêu hoá mà cả ở các cơ quan khác, ví dụ như đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh, trụy mạch,…

Một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm biểu hiện tình trạng nguy hiểm mà bạn cần lưu như sau: 

  • Các triệu chứng rối loạn thần kinh như là: nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tim mạch: Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.
  • Phân đi tiêu có lẫn máu hoặc chất nhầy, tiểu ít, tiểu rắt và đau ở các vị trí khác ngoài bụng như là đau ngực, cổ, hàm, họng.
  • Sức đề kháng của cơ thể kém: trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch, người bị suy dinh dưỡng, những đối tượng mắc phải các bệnh liên quan đến dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.

3. Cách chữa ngộ độc thực phẩm bạn nên biết 

Bên cạnh việc nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thì bạn cũng cần phải biết được cách chữa trị tình trạng này kịp thời để không phải chịu các biến chứng nguy hiểm. Một số cách xử lý khi ngộ độc thức ăn xảy ra: 

  • Đầu tiên bạn cần phải ép người gặp nạn nôn hết tất cả những thức ăn ra ngoài bằng một số cách đơn giản như uống nước muối, ngoái họng, cạo mủ thớt rồi pha nước uống, móc họng (cần cẩn thận để tránh gây rách, trầy xước họng).
  • Tiếp theo bạn nên trung hòa nồng độ các chất trong dạ dày: Vì ngộ độc vì kiềm cần bổ sung những thực phẩm có tính axit nhẹ như nước chanh, cà chua, dấm, các loại quả chua… Tuyệt đối không cho người gặp nạn uống nước muối vì có thể gây thủng dạ dày.
  • Bảo vệ miện mạc: cần cho người bệnh ăn các món như nước cháo, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng… Nhằm hạn chế thành dạ dày hấp thụ nhiều chất độc hơn, Ngộ độc kim loại như thủy ngân, chì dùng sữa, lòng trắng trứng…
  • Ngộ độc axit, kim loại nặng thì dùng magie oxit, than bột để cấp cứu. 

Thuốc normagut


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *