Đánh giá dòng điện thoại Nokia Asha 311

Thông số kỹ thuật

  • Nhà sản xuất: Nokia
  • HĐH: Không có
  • CPU: 1 GHz
  • Màn hình: TFT cảm ứng điện dung 3.0 inch
  • Độ phân giải: 240 x 400 pixel (155 ppi)
  • Máy ảnh chính: 3.2 megapixel
  • Máy ảnh phụ: Không có
  • Lưu trữ: 140 MB
  • RAM: 128 MB RAM
  • Kết nối: 3G, Wi-Fi 802.11 b/g/n, MicroUSB 2.0, USB On-the-go
  • Định dạng video: MP4/H.264/H.263/WMV
  • Định dạng nhạc: MP3/WAV/WMA/AAC
  • Tính năng khác: Gia tốc kế, cảm biến gần
  • Pin: Li-Ion 1110 mAh (BL-4U)
  • Kích cỡ: 106 x 52 x 12.9 mm, 92 cc
  • Trọng lượng: 95g
  • Thời gian bảo hành: 1 năm
  • Ngày ra mắt: 8/2012
Ưu điểm:
  • + Giá cả phải chăng
  • + Bộ xử lý mạnh (1GHz)
  • + Nhiều tính năng cần thiết cho smartphone đều có
  • + Kết nối Wi-Fi & 3G
Nhược điểm:
  • – Không sử dụng hệ điều hành cho nên không được trải nghiệm tải về nhiều ứng dụng
  • – Màn hình cỡ nhỏ – 3 inch.
  • – Chất lượng camera kém
Giá bán: 2,69 triệu đồng

 

Nokia Asha 311 ra đời đã làm thỏa mãn phân khúc người dùng muốn có thêm một chiếc điện thoạimức giá phải chăng nhưng không thích dùng cảm ứng điện trở. Trước nay Nokia chỉ trang bị màn hình điện trở cho dòng sản phẩm phổ thông của mình vì không muốn đội giá thành lên cao. Tuy nhiên, tới Asha 311 thì hãng đã quyết định trang bị cho nó một màn hình cảm ứng điện dung đa điểm, giúp cho người dùng có những trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng nó.

1. Thiết kế
Asha 311 có màn hình 3” nên thân máy rất nhỏ gọn, lọt thỏm vào lòng bàn tay đối với những ai có bàn tay lớn. Bốn góc của máy được bo tròn, hai cạnh trái/phải ở mặt sau cũng được bo tròn nên cầm trên tay khá thoải mái và không bị cấn. Vỏ máy toàn bộ đều được làm bằng nhựa, mặt sau khá bám vân tay.

Đang tải 311 (1).jpg…

Điều chưa hợp lý đó là vị trí các phím bấm trên thân điện thoại. Thân máy chỉ có phím chỉnh âm lượng và phím khoá/mở khóa màn hình nhưng tất cả đều tập trung ở bên cạnh phải. Trong đó phím mở khóa nằm ở phần giữa, hơi dẹt nên khó bấm. Nếu Nokia cho phím này lên cạnh trên màn hình hoặc chuyển sang cạnh trái thì người ta sẽ dễ bấm hơn. Hai phím chỉnh âm lượng dính liền nhau cũng khá dẹt, độ nổi không cao nên cảm giác bấm chưa được tốt cho lắm.

Đang tải 311 (5).jpg…
Phím bấm trên thân máy hơi dẹt

Mặt trước của máy ngoài màn hình cảm ứng ra chỉ có thêm 2 phím nghe và ngắt cuộc gọi đồng thời cũng là phím nguồn tắt/mở máy. Có thể bạn sẽ thắc mắc sao máy không có phím Back. Máy vẫn có phím Back nhưng chỉ là phím ảo và nó nằm ở góc phải bên dưới màn hình của mỗi phần mềm.

Đang tải 311 (2).jpg…
Cạnh dưới
Đang tải 311 (3).jpg…
Cạnh trái
Đang tải 311 (4).jpg…
Cạnh trên có cổng âm thanh 3.5mm, cổng micro USB, cổng sạc 2mm

 

Đang tải 311 (6).jpg…
Đang tải 311 (7).jpg…

2. Màn hình
Màn hình là yếu tố ăn điểm nhất của Asha 311 bởi nó là cảm ứng điện dung trong khi các máy Asha trước đây đều là cảm ứng điện trở. Mình rất thích dòng điện thoại phổ thông của Nokia vì nó được trang bị rất nhiều tính năng chứ không ít ỏi như các máy khác. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất khiến mình đôi lúc hơi do dự là vì Nokia chỉ trang bị cảm ứng điện trở, đây là một điều hơi khó chịu khi sử dụng.

Đang tải 311 (9).jpg…

Tuy nhiên với Asha 311 thì có lẽ Nokia đã thấu hiểu được sự khó chịu này và quyết định cho nó một màn hình cảm ứng điện dung có thể cảm ứng đa điểm, không biết máy nhận được tối đa bao nhiêu điểm cùng lúc nhưng cái chúng ta hay dùng nhất là dùng 2 ngón tay để phóng to/thu nhỏ hình thì 311 hoàn toàn có thể làm được. Chức năng zoom bằng 2 ngón cũng làm được với trình duyệt web nhưng nó chỉ zoom được 1 mức duy nhất chứ không zoom liền mạch như khi zoom hình. Nghĩa là khi bạn kéo 2 ngón tay ra thì máy sẽ phóng to ngay lập tức vùng màn hình tại ngón tay, khi kéo 2 ngón tay lại thì nó sẽ phóng to trở lại màn hình ban đầu nên nó cũng không hữu dụng mấy.

Chất lượng hiển thị thì cũng giống như các máy phổ thông trước đây của Nokia, chỉ dừng lại ở mức chấp nhận được, hình bị hạt và không được mịn. Điểm cộng là màu đen được hiển thị rất tốt, nhất là trong màn hình menu, màu đen rất đen, bạn gần như không phân biệt được đường phân cách giữa màn hình và viền máy.

3. Giao diện
Do sử dụng màn hình toàn cảm ứng (giống Asha 305) nên giao diện trên 311 hơi khác so với các máy Asha trước. Máy không có nút mở khóa màn hình mà chỉ có nút khóa nằm ở cạnh phải, muốn mở khóa thì bạn phải vuốt màn hình từ trái sang phải hoặc ngược lại. Khi vuốt tiếp trên màn hình thì bạn máy sẽ chuyển qua lại giữa các màn hình Homescreen, menu ứng dụng và bàn phím gọi điện.

Đang tải 311 (8).jpg…

Một điểm mới nữa mà Nokia mang lại cho Asha 311 rất giống với hệ điều hành Symbian Belle đó là thanh menu trượt từ trên xuống. Khi bạn vuốt từ phía trên màn hình xuống thì một menu sẽ hiện ra chứa các nút bật/tắt nhanh kết nối Data, Wi-Fi, Bluetooth và đổi cấu hình Profile. Ngoài ra trong đây cũng có shortcut đến các chức năng chơi nhạc, gọi điện và viết tin nhắn. Bạn có thể kéo menu này xuống từ mọi ứng dụng trong điện thoại ngoại trừ các ứng dụng của hãng thứ 3.

Đang tải 311 (10).jpg…
Menu xuất hiện khi kéo từ trên xuống

4. Hiệu năng và Pin
Với CPU 1GHz thì Asha 311 chạy khá nhanh, cảm ứng mượt. Tuy chưa hỗ trợ chạy đa nhiệm nhưng máy có thể đảm nhiệm tốt các tác vụ từ cơ bản đến hơi nâng cao. Lợi điểm lớn nhất mà Nokia trang bị cho các máy phổ thông của mình đó là kho ứng dụng Nokia Store để cài thêm phần mềm, game. Bạn cũng có thể quản lý email từ máy nhưng hiện nay nó chưa hỗ trợ Push mail.

Pin của máy tuy chỉ có 1110mAh nhưng dùng được khá lâu. Mình nghe gọi ít, email nhiều, trong ngày lướt web khoảng 1 tiếng, chơi game 20 phút, chụp vài bức hình thì máy có thể sống đến 2 ngày.

Xem thêm hãng Nokia:


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *